Chương 33: Thủy chiến (1/2)
Chợt cửa phòng có tiếng gõ nhẹ nhẹ, Tiểu Tà lên tiếng:
– Vào đi!
Cánh cửa chợt mở, tên tiểu nhị gác cổng rụt rè bước vào, mắt liếc nhìn Tiểu Tà rồi cúi nhìn xuống đất, miệng mói lầm bẩm:
– Quý tiểu khách! Hôm trước tiểu nhân chỉ có ý đùa thôi, xin tiểu quý khách đừng để ý làm gì và hãy tha cho tiểu nhân một lần.
Tiểu Tà để chung trà xuống, nói:
– Ta định bỏ qua cho người đấy, nhưng nhớ đến bộ mặt miệt thị khinh người của ngươi ta không sao chịu nổi, loại người như ngươi ta đã gặp nhiều rồi, bình thường thì tác oai tác quái, đến khi gặp người dữ thì hoảng hồn, muốn xin tiền cũng không biết cách nói, cho nên ... cho nên phải để cho ngươi nhớ một lần chẳng bao giờ quên ...
Nói xong, Tiểu Tà chỉ cái chậu nước lớn mà mình vừa rửa chân xong, nói:
– Ngươi hãy uống đi! ta biết ngươi ngoài việc muốn tử tự ra, cái gì ngươi cũng dám làm phải không? Uống một chậu nước rửa chân xong sẽ đi tiểu ra hết chứ có sao đâu?
Tên tiểu nhị nhìn chậu nước khổ sở nói:
– Tiểu nhân ... tiểu nhân không uống hết nổi đâu!
Tiểu Tà nói:
– Cứ thong thả mà uống và uống không được chừa một chút nào!
Giống như là uống rượu vậy đó.
Quả đúng như lời Tiểu Tà vừa nói, tên tiểu nhị này ngoại trừ tự tử ra việc gì hắn cũng dám làm và hắn liền tiến đến bên chậu nước, hay tay từ từ bưng lên kề vào miệng uống.
Tiểu Tà muốn lời nói của mình thành sự thật để chứng minh rằng mình là người có năng lực và uy tín. Đã nói ba ngày sau là đúng như vậy, chuyện dù lớn hay nhỏ, nếu Tiểu Tà muốn làm thì nhất định làm được, bắt tiểu nhị uống thì tha và phải uống cho hết mới được.
Tiểu nhị vừa từ từ uống thì Tiểu Tà cũng từ từ nói:
– Bây giờ ngươi có ý nghĩ phục thù ta không. Hoặc là nhổ một bãi nước bọt vào thức ăn ta đãi khách, hay cho một vài giọt nước tiểu vào bình rượu chẳng hạn, C nhưng ngươi cứ an tâm, ta sẽ không dùng thức ăn của ngươi ... Ta muốn ngươi hãy học cách cư xử lại nếu không sẽ gặp một người khách giống ta hoặc khắt khe hơn ta thì còn cay đắng ân hận hơn nhiều.
Tên tiểu nhị đã uống được hơn phân nửa lượng nước trong thau, bụng căng phồng lên, không uống nổi nữa, ngước lên nhìn Tiểu Tà khóc mếu máo không nói nên lời.
Tiểu Tà nói:
– Uống không nổi phải không? Bình thường uống khá lắm kia mà. Thôi được!
Để ta giúp ngươi một tay.
Nói xong, Tiểu Tà đè tên tiểu nhị xuống, lấy chậu nước đổ liên tục vào miệng gã, buộc gã phải cố nuốt cho khỏi ngộp, thế là chậu nước hết sạch.
Tên tiểu nhị, bụng căng như cái trống, thở chẳng ra hơi, gã ngã ra nằm lăn trên đất.
Tiểu Tà nhìn gã cười hì hì.
– Ngươi đã uống hết rồi, ta không làm khó ngươi nữa. Ta rất xem trọng lời thề của kẻ khác. Và có như vậy thì những kẻ như ngươi không nên thốt càn, nói bậy, thề độc và từ nay ngươi nhớ phải thận trọng lời nói của mình để tránh xảy ra thảm trạng như hôm nay.
Nói xong, Tiểu Tà kéo tên tiểu nhị đứng lên và từ từ đẩy hắn ra khỏi cửa.
Tên tiểu nhị ôm cái bụng to kềnh nặng nề lê bước trong nỗi nhục nhã vô cùng ...
Lúc này, Tiểu Tà ngồi một mình suy nghĩ phải mời những nhân vật nào cho đủ ba trăm thực khách.
Cuối cùng, Tiểu Tà quyết định mời tất cả các đệ tử Cái Bang ở Hàng Châu này đến dự cùng mình cho vui. Còn một người nữa mà trái tim của Tiểu Tà luôn luôn khắc ghi hình bóng đó là Tiểu Linh, nhưng giờ đây nàng ở xa quá, đã lâu không gặp không biết bây giờ thế nào? Và Tiểu Thất đã gặp được nàng chưa? Bộ ba Tiểu Tà, Tiểu Linh, Tiểu Thất giờ đâu còn nữa, cuộc vui hôm nào giờ chỉ còn trong tưởng tượng mà thôi.
Nâng chung trà mà lòng nhớ đến hồng nhan tri kỷ, tưởng bạn hiền ở tận phương xa. Tiếc thay cả hai không hội ngộ cùng Tiểu Tà ở đất Hàng Châu này để chia vui, bày trò như thuở nào.
Rồi nhớ đến ba trận hỏa công do mình bày mưu tính kế. Một trận tại hí trường Phụng cô, một trận nơi sơn khê cùng cốc, còn một trận mượn “Trư Bát Giới khai hỏa” tấn công bọn võ sĩ ở đảo Thần Tiên. Nghĩ đến trận “Trư Bát Giới khai hỏa”.
Tiểu Tà bỗng bật cười ha hả ... vui tay phóng luôn mấy ngọn phi đao lên tường một cách thích thú.
Nói chung, từ lúc vào giang hồ đến nay Tiểu Tà đã nảy sinh không biết bao nhiêu là mưu kế xảo quyệt để đối phó với đủ hạng người trong giới võ lâm. Người trần mắt thịt như Thanh Ký Sơn công tử phái Hoa Sơn và Lạc Khả Dĩ công tử đại phú danh hiệu Thái Đông Giang phải cúi đầu tuân theo mệnh lệnh của Tiểu Tà xuống tóc làm hòa thượng. Cuộc đời vui buồn, sóng gió liên tục đến tới Tiểu Tà như một dòng chảy không bao giờ dứt, một Tiểu Tà thần luôn coi mình là con người có nhiều tà khí như cái tên kỳ lạ của mình. Khi vui thì rượu chè cờ bạc làm cảm hứng giải khuây, khi không có chuyện gì thì nghĩ kế bày trò tiêu khiển. Và lúc tức giận với ai thì không kể gì người trên kẻ dưới, luôn cả lão đầu tử cũng bị Tiểu Tà xuống tay không từ, còn tỏ ra nghịch ngợm cạo đầu lão tử sạch bóng.
Vinh dự nhất là trận vượt mười ba tầng Tháp Linh Cảm, còn gây thiệt hại cho võ lâm nhất là làm cho thuộc hạ của hai phái Thần Võ Môn và Hắc y sát thủ hiểu lầm sát phạt nhau phải bỏ mạng mấy trăm người. Nếu không có Tiểu Linh, một con người có tấm lòng nhân hậu, vị tha cảm hóa có lẽ bây giờ Tiểu Tà đã trở thành tên sát thủ nổi tiếng võ lâm rồi.
Hết tưởng chuyện này, cười chuyện kia, khoái chí qua từng câu chuyện nọ rồi ôm bụng cười ngặt nghẽo một mình ...
Một lúc lâu, Tiểu Tà trở lại thực tại, xem xét lại vấn đề bảo chủ Phi Long Bảo Vĩ Diệt Huyền, tại sao bị Thần Võ Môn bắt giam ở đảo Thần Tiên mà bây giờ lại không còn tranh giành ảnh hưởng, thế thì có điều gì uẩn khuất không? Chẳng lẽ thêm một người giả mạo Vĩ Diệt Huyền nữa xuất hiện.
Tiểu Tà cũng không trả lời được điều nay nên không nghĩ đến nữa mà ý tưởng vừa lóe lên mang hình dáng của mỹ nhân trên thuyền.
Tiểu Tà lẩm bẩm:
– Phải về gặp lại Liễu Thanh cô nương mới được, kẻo nàng trông đợi lâu tội nghiệp. Hơn nữa ta có thể hỏi nàng về chuyện giang hồ võ lâm, không chừng nàng cũng biết ít nhiều.
Quyết định thế, Tiểu Tà liền ra cửa đi gặp Thái lão gia căn dặn cứ theo những gì chàng ghi lại để trong phòng mà mời khách và đãi khách, ngay cả những người hành khất cũng phải chiếu cố chu đáo.
Dặn dò xong, Tiểu Tà liền ra khỏi Đại tửu lầu đi nhanh về hướng Tây Hồ.
Vừa đến nơi, Tiểu Tà đã nghe tiếng đàn giọng hát từ chiếc thuyền màu trắng vọng ra rất buồn bã.
Tiểu Tà kêu lớn:
– Liễu Thanh cô nương! Tôi đã về rồi. Tại sao nàng đàn hát ca khúc gì mà bi thương thế.
Liền lúc đó, tiếng đàn ca im bắt và giai nhân Liễu Thanh chạy ra mé thuyền vẫy tay cười, gọi to:
– Có phải Dương công tử đó không?
– Đúng rồi! Là ta đây hãy nhìn cho rõ đi.
Khi chiếc thuyền trắng cặp sát bờ, Tiểu Tà liền nhảy qua thuyền và chiếc thuyền lại chạy ra bờ hồ.
Hai người gặp lại nhau vui mừng khôn xiết.
Với bản tính luôn vui đùa, Tiểu Tà đã làm cho Liễu Thanh không còn buồn bã như lúc ở thuyền một mình. Từ lúc lên thuyền Tiểu Tà cứ huyên thuyên nói chuyện, rót rượu cùng uống với Liễu Thanh, kể chuyện cho nàng nghe làm nàng cũng nhiều lần cười thích thú.
Tiểu Tà ở lại Tây Hồ được ba ngày.
Đến ngày thứ tư, khi trời vừa sáng thì đã có một chiếc thuyền cặp sát thuyền của Liễu Thanh, trong lúc Tiểu Tà đang đứng ngoài mui thuyền thấy thuyền lạ liền phóng mình nhảy qua hỏi:
– Các ngươi là ai vậy? Đến đây có chuyện gì không?
Lập tức, trong khoang thuyền, một ông lão bước ra khoát tay chào rồi nói:
– Lão hạ là Ngưu Cao Thành, quản gia của Giang Nam Mạc Dung, đến đây xin bái kiến Dương công tử.
Tiểu Tà hỏi:
– Ngưu quản gia tìm ta có việc gì?
Ngưu Cao Thành đáp:
– Mạc Dung Dạ thiếu gia của chúng tôi phái lão gia đến đây để mời Dương công tử đến Mạc Dung gia.
Tiểu Tà hiểu nay họ đến là vì chuyện hôm nọ, nên mỉm cười, nói:
– Ta không quen biết với thiếu gia của các ngươi và không muốn làm quen với các vị áo mão tay dài. Hãy về đi và đừng đến gặp ta nữa.
Ngưu Cao Thành nói:
– Dương công tử! Thiếu gia chúng tôi có nhã ý mời công tử.
Tiểu Tà giọng nghiêm trang nói:
– Lão đừng nói lôi thôi nữa, cứ về bảo với thiếu gia các ngươi rằng:
Đến khi nào hắn chịu quỳ xuống lạy ta ba lạy và nói tôi có lỗi thì ta mới bỏ qua cho, dẫu ta biết hắn không muốn để mang tiếng là thua và mất sĩ diện với giang hồ, lão hiểu chứ?
Tiểu Tà nhìn lão quản gia tiếp lời:
– Tại vì thiếu gia của các người đánh lén ta nên ta phải ra tay phong bế võ công của hắn cho hắn hiểu thế nào là đạo lý võ lâm. Hôm nay ta không đáp lời mời, không phải ta làm khó dễ gì cho Mạc gia các ngươi, lão muốn hiểu thế nào cũng được không trách gì cả.
Ngưu Cao Thành thấy không thể lay chuyển được Tiểu Tà, nhưng chưa chịu thôi, nên muốn thử lần nữa, liền nói:
– Xin Dương công tử bớt giận lão hạ cũng đã biết thiếu gia chúng tôi có lỗi với Dương công tử, nhưng xin công tử nể tình Mạc Dung lão gia chúng tôi mà tha thứ cho thiếu gia một phen vậy.
Tiểu Tà nói:
– Mạc Dung lão gia ai ai cũng kính nể. Nhưng nếu Mạc Dung lão gia tin rằng quý tử của ông ta làm đúng thì cứ để ông ta tin, nhưng đừng tìm đến ta. Bằng ngược lại lão hiểu được việc làm của quý tử mình là sai thì cứ theo lời ta vừa nói mà làm, chứ ta không còn cách gì hơn.
Ngưu Cao Thành vẫn kiên trì:
– Dương công tử! Lúc sai lão hạ đến đây, Thái Quân cũng có dặn dò lão hạ phải cố gắng mời cho được công tử, vậy công tử cũng nên nghĩ đến tâm lòng ưu tú của lão quân mà vị nể quá bước đến phủ Mạc Dung một lần.
Tiểu Tà lắc đầu:
– Thiếu gia các ngươi đã nói sẽ không bỏ qua cho ta, nhưng vì ta nể mặt Thái Quân nên ta đã không màng đến, vậy các ngươi cứ về nói lại cho rõ ràng là tốt nhất.
Ngưu Cao Thành liền nói:
– Vậy ...
Tiểu Tà liền chận lời:
– Lão nên ít nói những chuyện không ra gì đi và tốt nhất hãy mau rời khỏi đây ngay, nếu không ta nổi giận sẽ không còn khách sáo nữa đâu.
Ngưu Cao Thành thở dài, phất tay chào cáo biệt và nói:
– Nếu Dương công tử nói vậy, thì lão hạ xin cáo từ.
Tiểu Tà gật đầu:
– Được! Cáo từ.
Ngưu Cao Thành liền cho thuyền rời xa ...
Sau khi phóng mình trở lại thuyền của Liễu Thanh, Tiểu Tà quay mình đứng nhìn chiếc thuyền đi xa rồi nói:
– Hừ! Cái tên Mạc Dung Dạ liểng xiểng muốn tìm ta để giải khai huyệt đạo phục hồi công lực à? Hãy từ từ chờ đợi ...
Nói xong, huýt gió quay mình đi vào phòng khách.
Liễu Thanh thấy Tiểu Tà bước vào liền hỏi:
– Có chuyện gì vậy công tử?
Tiểu Tà chỉ mỉm cười, đến bưng chung rượu uống rồi nói:
– Mạc Dung liểng xiểng cho người đến mời ta về phủ của hắn, nhìn tình hình có vẻ rắc rối đấy.
Liễu Thanh ngạc nhiên:
– Mạc Dung công tử làm sao vậy? Hôm đó không biết hắn ta đã về đầy thất vọng sao?
Chẳng lẽ hắn nhờ phụ thân hắn sai người đến đây hại công tử?
Tiểu Tà cười nói:
– Giết ta ư? Ha ... ha trên đời này không có ai giết được ta đâu.
Liễu Thanh càng lo lắng hỏi dồn:
– Vậy họ đến để làm gì vậy?
Tiểu Tà đáp:
– Chỉ vì võ công của Mạc Dung công tử bị ta phong bế. Người nhà của hắn không giải khai được, nên đến cầu cứu ở ta và ta nêu điện rất dễ dàng là bảo hắn đến đây quỳ xuống lạy ta ba lạy là được.
Liễu Thanh ngạc nhiên:
– Hôm đó sao tiện thiếp không nàng ghe thấy công tử nói đã phong bế võ công của Mạc Dung Dạ?
Tiểu Tà đáp:
– Sau khi ta lay tỉnh hắn thì lập tức ta vung tay lẹ làng điểm các đại huyệt phong bế võ công của hắn thì làm sao nàng nhìn thấy được, ngay cả tên Lạc Khả Dĩ cũng không nhìn thấy nữa đấy.
Liễu Thanh chưa hết thắc mắc hỏi tiếp:
– Nhưng sao tiện thiếp cũng chẳng nghe Mạc Dung công tử đề cập đến việc ấy?
Tiểu Tà đáp:
– Chẳng qua hắn cảm thấy quá nhục nhã nếu có thêm người khác biết, nhất là mỹ nhân như nàng nữa, nên hắn dành câm miệng uất ức để rồi sẽ phục thù sau và hắn nghĩ rằng khi về được đến nhà nhất định sẽ được giải khai, nào ngờ ... ha ... ha ...
Liễu Thanh mỉm cười:
– Nhưng công tử làm khó khăn làm chi nữa?
– Ta làm khó hắn điều gì nào?
– Hắn là nam nhi, công tử một thiếu gia của Giang Nam Mạc Dung thế gia mà quỳ lạy thì còn gì là sĩ diện, như vậy chẳng phải công tử đã làm khó hắn sao?
– Nàng hiểu sai ta rồi. Trường hợp đó không thể gọi là mất sĩ diện được vì hắn có lỗi thì hắn phải tạ lỗi thôi. Ví dụ, ta vì bạn ta là Tiểu Linh và Tiểu Thất chẳng hạn, ta sẽ cúi đầu lạy tạ lỗi nếu ta có sai.
Đó là điều dĩ nhiên vì sai phải hạ mình để tỏ lộ sự nhận lỗi chân thành. Nếu Mạc Dung biết lỗi thì ba lạy ấy cũng chưa xứng đáng lắm đâu, chỉ tiếc rằng hắn không hiểu thấu, còn ngang bướng thì ta không thể ra tay giúp hắn giải khuây huyệt đạo phục hồi công lực.
Liễu Thanh lại nói:
– Tiện thiếp nghĩ rằng nếu đặt công tử vào địa vị của Mạc Dung thì lúc đó công tử có chịu lạy không nào?
Tiểu Tà gật đầu:
– Nếu ta sai ta sẽ chuộc lỗi đàng hoàng vì làm gì sai trái ta rất sợ người ta biết sẽ chê bai. Còn hắn sai trái thì lại đổ lỗi cho người khác. Mẹ kiếp! Đó là hạng người vô cùng vô dụng, còn nghĩ đến việc hại người, có lạy trăm ngàn lay cũng chưa đủ, chứ nói gì ba lạy.
Liễu Thanh lại nói:
– Nói như công tử nghe cũng phải, nhưng thực tế không đơn giản như vậy mà là có nhiều mưu mô thế lực can thiệp đấy.
Tiểu Tà hỏi:
– Thực tế họ sẽ làm gì được ta chứ?
Liễu Thanh nói:
– Nếu Mạc Dung thế gia kia, họ dùng vũ lực bắt công tử phải cúi đâu tuân lệnh thì sao?
Tiểu Tà cười nói:
– Lúc ấy ta sẽ bỏ chạy, vì ta chạy nhanh hơn ai hết, không có ai có thể chạy kịp ta đâu.
Liễu Thanh trách đùa:
– Ôi chao! Dương công tử lúc nào cũng tự cho mình là đệ nhất, đúng là ...
Nàng nói bỏ lửng nên Tiểu Tà hỏi tiếp:
– Đúng là gì, nói đi.
Liễu Thanh cười thật duyên:
– Đúng là ... đúng là Dương Tiểu Tà chẳng sai ...
Cả hai cùng cười ngất.
Rồi Liễu Thanh lại hỏi:
– Công tử thấy bọn Mạc Dung thế gia ấy muốn dùng thế lực thật sao?
Tiểu Tà nói:
– Chẳng sai, vì ngày nào Mạc Dung Dạ còn bị phong bế võ công thì họ không thể ngồi yên mà nhìn, như vậy tất nhiên họ sẽ dùng mọi cách để bắt ta, có đúng không?
Liễu Thanh gật đầu:
– Công tử nói rất đúng, bởi vậy tiện thiếp lo quá.
Tiểu Tà cười, hỏi:
– Có gì mà lo, ta đi trước họ một bước thì làm sao họ chạy không kịp ta chứ.
Liễu Thanh thở nhẹ:
– Chẳng lẽ công tử chạy mãi sao?
Tiểu Tà nói:
– Trước tiên thì chạy, nhưng sau đó có cách nàng đừng quá lo, và cũng không được buồn nữa nghe không?
Liễu Thanh gật đầu, giọng lo âu:
– Tiện thiếp hiểu rồi, nhưng công tử định lúc nào đi đây?
Tiểu Tà suy nghĩ một lúc rồi đáp:
– Sắp sửa rồi! Có lẽ người nhà của Mạc Dung công tử sẽ đến lần nữa, chậm nhất không quá sáng mai.
Đôi mắt bồ câu đen tuyền tuyệt đẹp của Liễu Thanh đượm vẻ lo âu buồn vời vợi, chan chứa thâm tình, nhìn Tiểu Tà một lúc lâu rồi nhỏ nhẹ.
– Công tử có đi đâu cũng nhớ có ngày trở lại nhé. Tiện thiếp vẫn luôn đợi chờ công tử ở nơi này đấy ...
Nói xong, nàng cúi thấp đầu, có nén giọt lệ bi thương.
Tiểu Tà an ủi:
– Bất cứ ta đi đâu, rồi ta cũng sẽ trở lại Hàng Châu này và nhất định đến đây tìm nàng, nhưng nếu nàng không còn ở đây thì ta tìm nàng ở đâu?
Liễu Thanh nhìn lên chớp chớp đôi mi cong dài:
– Không đâu! Tiện thiếp sẽ ở mãi trên thuyền nơi Tây Hồ này để đợi chờ công tử trở lại ...
Nói xong, đôi mắt long lanh ngân lệ, quyến luyến cho cuộc chia tay sắp đến, muốn nói thếm điều gì nữa nhưng lại nghẹn lời.
Tiểu Tà hiểu được phần nào tâm trạng của giai nhân Liễu Thanh đã có những tình cảm sâu đậm với mình không giống như những chàng công tử khách, nên trầm tư giây lâu mới mở lời an ủi nàng:
– Liễu Thanh! Nàng đừng buồn lo gì cả, và nàng cũng không cần phải ở đây lâu để đợi ta, nàng muốn đi đâu tùy ý nàng, rồi ta sẽ tìm được nàng.
Liễu Thanh miễn cưỡng cười nhẹ nhưng vẫn không dấu được nét mặt buồn bã lo âu.
Tiểu Tà cố an ủi nàng đôi lời nữa rồi đến bên cửa sổ nhìn ra mặt nước Tây Hồ xanh biếc, nghĩ đến Mạc Dung Dạ công tử không biết bây giờ ra sao? Chắc là hắn thua trận về nhà nói năng tầm bậy, làm cho cả nhà hắn hiểu lầm chàng rồi lão quản gia Ngưu Thành mời ta không được nhất định lại về xúi bẩy này nọ làm cho Mạc Dung công tử càng thêm tức giận chứ chẳng sai, thế nào hắn cũng chưởi chàng không biết điều và bà Thái Quân gì đó, chắc là không biết gì ngoài những lời nói của Mạc Dung Dạ và lão quản gia ...
Đột nhiên, Tiểu Tà la lên:
– A! không được rồi, vị Thái Quân chỉ có Mạc Dung Dạ là cháu trai duy nhất, rất nuông chiều hắn, thế mà hắn trong tình trạng ấy nhất định lão Thái Quân sẽ sai người đến bắt ta thôi. Mẹ ơi! Trốn thôi ...
Rồi Tiểu Tà bước đến nói với Liễu Thanh:
– Liễu Thanh! Xin giã biệt.
Liễu Thanh vội hỏi:
– Sao lại đi vội vậy?
Tiểu Tà nói:
– Chia tay rồi cũng có ngày tái ngộ mà. Nghĩ cho kỹ thì càng đi sớm càng tốt, khỏi phải gặp nạn.
Liễu Thanh líu ríu nói:
– Dương công tử gấp làm gì, ăm cơm trưa xong hẳn đi.
Tiểu Tà nghĩ ngợi một lúc rồi nói:
– Nàng có biết lão Thái Quân của Mạc Dung thế gia không?
Liễu Thanh đáp:
– Lão Thái Quân ấy rất cưng chiều người cháu trai duy nhất của mình đó là điều mà tiện thiếp biết được cho chính miệng Mạc Dung Dạ công tử đã có lần nói, cho nên Ngưu Cao Thành có nhắc đến bà ta và nếu diễn tiến không như ý bà ta, tất nhiên bà ta sẽ gây rắc rồi không ít có phải thế không?
Tiểu Tà nhìn nàng:
– Đúng vậy! chuyện nuông chiều con cháu là lẽ thường tình của các bậc lão bối. Và lão Thái Quân đây chắc sẽ có hành động như nàng vừa nói.
– Theo công tử thì lão Thái Quân nhất định bênh vực cháu mình mà gây hại cho công tử phải không?
– Không sai!
Để cho tan loãng không khí căng thẳng lo âu đối với Liễu Thanh nên Tiểu Tà lại chẳng nói vui vẻ: